Văn hóa Nhật Bản: Triết lý Ikigai - Lý do để sống
Từng có quãng thời gian, mình rất khâm phục người Nhật và mê văn hóa bên đó. Họ có rất nhiều nét đẹp văn hóa để cấu thành con người họ thời nay và seri này sẽ xoay quang từng net đẹp văn hóa đó để bóc tách và rút ra bài học để tự phát triển bản thân mình ngày một tốt đẹp và hạnh phúc hơn.
1. Bối cảnh
Lý do nào khiến ta cần thức dậy mỗi sáng?
Chúng ta đều rất khác nhau, khi mở đôi mắt và nghĩ về một ngày mới mở ra, ta thường vô ý thức trả lời câu hỏi bên trên. Với nhiều người, câu hỏi đó đã có đáp án nên quá trình thức dậy và bắt đầu một ngày mới của họ trở lên rất suôn sẻ. Với nhiều người khác đôi khi để cố trả lời câu hỏi này không được khiến họ muốn quay trở lại giấc ngủ. Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về triết lý Ikigai nào.
2. Triết lý Ikigai
Người Nhật rất đáng ngưỡng mộ, họ là đất nước có độ tuổi trung bình cao nhất thế giới. Thành phần đó được xuất pháp từ việc thấu hiểu bản thân qua triết lý Ikigai
2.1. Ý nghĩa của Ikigai
Ikigai (生きがい) là từ ghép của Ikiru (sống) và Kai (nhận ra hy vọng). Ikigai mang ý nghĩa là “lý do để sống” và triết lý đó được diễn tả lại qua sơ đồ sau:
Và để tìm ra được Ikigai của mình ta cần trả lời được bốn câu hỏi chính:
- Bạn yêu thích điều gì?
- Bạn giỏi trong lĩnh vực nào?
- Thế giới cần gì từ bạn?
- Bạn được người khác trả tiền để làm việc gì?
Ikigai khi đó sẽ nằm ở giao điểm của 4 câu hỏi kia. Trên thực tế Ikigai ở Nhật có thể không liên quan đến công việc họ đang làm. Một khảo sát được thực hiện năm 2010 được thực hiện trên 2000 người gồm cả đàn ông và phụ nữ cho thấy chỉ có 31% trong số đó coi công việc là Ikigai.
2.2. Lưu ý về Ikigai
Ikigai trên thực tế được hiểu theo 2 cách:
- Ittaiken nghĩa là sứ mệnh phải gắn bó với một nhóm hay một vai trò nào đó.
- Jiko Jitsugen nghĩa là cần có sự phát triển kỹ năng của bản thân.
Và cả 2 cách cũng đều thể hiện ý nghĩa của Ikigai. Có một lưu ý khi sử dụng Ikigai là lẽ sống theo giáo sư Gordon Matthews đó là: “Ikigai không phải là một điều gì đó thật đặc biệt hay vĩ đại mà nó vốn dĩ là một thứ gì đó khá thực tế”.
Ikigai biết thôi là không đủ, phải có hành động thể hiện ra điều đó. Ikigai có thể thay đổi theo địa vị và độ tuổi, tiêu biểu như trường hợp của những người chọn Ikigai là công việc thì khi đến tuổi về hưu, họ cần tìm cho mình một ikigai mới để theo đuổi.