Văn hóa Nhật Bản: Triết lý Wabi-Sabi - Vẻ đẹp của sự không hoàn hảo

Sự hoàn hảo là một thứ xa sỉ gần như không tưởng, thế mà từ khi sinh ra chúng ta đã bị ép buộc vào tư duy phải trở lên hoàn hảo. Chúng ta bị so sánh với người khác khi có những điểm họ hay hơn mình, chúng ta trở thành những đối tượng bị định kiến xã hội nhào nặn. Hãy cùng tìm hiểu về văn hóa wabi sabi và cùng nhau thoát khỏi lớp vỏ này nào.

1. Tư tưởng hình thành

Khi đi vào truyền thống văn hóa Nhật bản, chúng ta sẽ bắt gặp rất nhiều những nét đẹp nghệ thuật trong đó. Thuật ngữ Wabi-Sabi mà chúng ta nói đến bắn nguồn từ nghệ thuật trà đạo.

Một tách trà tinh xảo đã được làm ra, dù bị nứt, mẻ trong quá trình sử dụng vẫn được những người thưởng trà yêu thích. Điều này đã nhắc nhở con người rằng không có điều gì là vĩnh cửu, hãy trở lên thoải mái thay vì cố chối bỏ nó.

Khi bước sang quan điểm phương Tây (mà khởi xướng từ Hy Lạp cổ), vẻ đẹp phải được bắt nguồn từ sự hoàn hảo không tỳ vết. Điều này khiến những người ở đây chối bỏ những dấu hiệu của sự lão hóa để rồi cảm thấy đau khổ vì nó.

Wabi-sabi ở đây không như vậy, thay vì tập trung vào bên ngoài chúng ta tập trung vào vẻ đẹp của bản chất. Những vết nứt xuất hiện trên tách trà là những dấu hiệu của thành tựu hữu ích của chúng trong quá khứ chứ không được coi là những khiếm quyết.

“Wabi-sabi là một cách nhìn khác, một tư duy khác. Đó là sự chấp nhận rằng ta có thể tìm thấy cái đẹp trong bản chất của mọi sự.” - trích Simple Imperfect.

Tư tưởng của Wabi-sabi tổng kết lại là việc thừa nhận 3 tư tưởng chính.

  • Không có gì là mãi mãi.
  • Không có gì là tuyệt đối.
  • Không có gì là hoàn hảo.

Ngày nay đặc biệt là phương Tây đề bị chi phối bởi chủ nghĩa hoàn hảo: “Nếu thân hình không phù hợp với quan điểm vẻ đẹp, ta sẽ chán ghét bản thân mình.” Ở trong hoàn cảnh này Wabi-sabi sẽ giúp chúng ta tự mình nhận thức lại bản thân quan một lăng kính rộng mở để ta chối bỏ việc thay đổi chủ nghĩa hoàn hảo thay vào đó tập trung vào vẻ đẹp đẹp và sức khỏe của bản thân mình.

2. Hãy trân trọng

Bản thân chúng ta, ít nhiều cũng có những điểm không thích về bản thân mà ta có thể thay đổi hoặc không thể thay đổi. Là một người hướng nội, bản thân hay cảm thấy hổ thẹn vì khó thích ứng với môi trường xung quanh, hòa hợp với mọi người. Khi đổi góc nhìn thì tính hướng nội lại là giúp mình có khả năng tập trung và nghiêm túc với cuộc đời chính mình hơn từ đó tự mình gỡ được những gánh nặng cuộc đời và tự do hơn.

“Hãy tự hỏi: mình tìm được vẻ đẹp gì trong những khuyết điểm của bản thân? Mình có thể chấp nhận nó không?” - Arielle Ford trong Wabi-sabi Love.

Hãy trân trọng những điểm yếu của mình. Việc nhìn nhận lại chúng không đồng nghĩa với việc chối bỏ chuẩn mực cá nhân mà là học cách yêu thương con người thật sự của mình.

3. Chấp nhận sự thật và sự thay đổi

“Trong tự nhiên, mọi thứ đều vận động, suy tàn rồi cuối cùng tiêu vong. Và chúng ta không nằm ngoài quá trình đó. Nó thật sự đang diễn ra.” - Tony Burris.

“Khi chấp nhận mọi thứ như nó vốn dĩ, bạn sẽ không phán xét. Bạn sẽ không nói rằng mình nên giảm cân, nên tăng cân, không nên có nếp nhăn, mà thay vào đó sẽ bạn chấp nhận những điều đang diễn ra. Nỗi đau khổ chỉ tồn tại khi bạn ước mình phải khác đi.” - Lawrence.

“Trẻ đẹp là lẽ tự nhiên, nhưng đẹp lão lại là một nghệ thuật” - Eleanor Roosevelt.

Jenni Rhodes, người phụ nữ ở tuổi 81 đã trở thành gương mặt đại diện của một nhãn hàng thời trang Vielma. Những nết nhăn tự nhiên của bà thể hiện cho một đời sống phong phú. Nhà thiết kế Gabriel Vielma đã giải thích lựa chọn của mình: “Thế giới tồn tại nhiều vẻ đẹp khác nhau”.

Và triết lý Wabi-sabi đã giúp chúng ta nhận ra, niềm tin về một tiêu chuẩn thực ra chỉ là một lựa chọn.