UX của Crypto: Phần 2 - Điều cần hướng tới
Trải nghiệm người dùng trong lĩnh vực Crypto là một vấn đề nhức nhối cho các nhà phát triển các ứng dụng phi tập trung. Trong bài viết này chúng ta hãy cùng theo chân nhóm Crypto Research and Design Lab (CRADL) qua một báo cáo của họ để cùng nhau hiểu hơn về vấn đề này.
Ứng dụng được thiết kế bởi tập người trải nghiệm sớm và dành cho những người như họ. Điều này làm cản trở khả năng mở rộng.
Thứ gì đã mang chúng ta đến đây không giúp ta vượt qua được the chasm (vực sâu)
Có một đường cong tiếp nhận của một công nghệ mới về những giải pháp chúng mang lại. Vào thời điểm bài viết năm 2022, nền công nghiệp này nên hướng về việc hướng đối tượng khách hàng từ nhóm “người dùng sớm” sang “người dùng phổ thông”. Việc này thách thức nhưng cũng là cơ hội để những tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực Crypto tạo sự khác biệt:
- Nhóm người dùng sớm: Được động lực bởi kỳ vọng từ công nghệ. Họ thông thạo trong công nghệ hơn cũng như dễ dàng bỏ qua những thiếu sót của sản phẩm. Nhóm này thuộc lĩnh vực Crypto thường có sở thích và kinh nghiệm nền tảng về công nghệ và/hoặc tài chính giúp họ tiếp cận tốt hơn các cơ hội.
- Nhóm người dùng phổ thông : Chỉ tiếp nhận công nghệ khi nó dễ dùng và trông có vẻ hợp với họ, giải quyết vấn đề tốt hơn thứ hiện tại của họ.
Ví Crypto cần làm rõ bài toán họ giải quyết
Trải nghiệm Crypto bị thiếu khả năng mang lại các tiện ích thường ngày
Vào thời điểm hiện tại, hệ sinh thái Crypto bị lệch hoàn toàn so với bối cảnh cuộc sống mọi người và không mang lại một lợi thế rõ ràng nào liên quan đến các giao dịch thường ngày, tính dụng hay tính thanh khoản. Khả năng để đầu tư thì có liên quan đến bộ phận đầu tư nhưng vẫn không tiếp cận được một lớn nhóm đầu tư khác. Có thể kiếm lời từ saving nhưng khó để thiết lập.
Ngược lại, trải nghiệm từ TradFi mang lại cho người dùng biết họ ở đâu
Những tiến bộ vào trải nghiệm người dùng trong hàng thập kỷ qua về hệ thống tài chính truyền thống đã giúp cho các tính năng như thanh toán, tiết kiện hay cho vay trở lên thuận tiện và dễ tiếp cận hơn. Họ làm được điều này nhờ tạo được trải nghiệm môi trường liền mạch cho khách hàng - gặp khách hàng ở nơi có máy ATM, tính dụng bằng kỹ thuật số và thanh toán qua nhiều kênh.
Làm sao để mọi người cảm thấy cần để sử dụng Crypto?
- Thanh toán và chuyển khoản: Vấn đề này TradFi đang chiếm lợi thế. Người dùng đơn giản muốn thanh toán và chuyển tiền của họ có chi phí rẻ và tốc độ delay thấp.
- Lợi nhuận: Người dùng muốn kiếm được lợi nhuận từ tài sản của họ. Nhiều Crypto đáp ứng được với chiến lược high risk, high reward (liều ăn nhiều) với yêu cầu về số lượng đầu tư nhỏ.
- Tính thanh khoản: Tính thanh khoản yêu cầu hàng ngày. Giải pháp Crypto có thể giúp hợp lý hóa tính thanh khoản từ cá nhân đến doanh nghiệp.
Liệu Crypto có giải quyết vấn đề thực tế tốt hơn các giải pháp truyền thống?
- Nhóm người dùng sớm và nhóm phổ thông sớm có động lực sử dụng khác nhau: Nhóm người dùng sớm trong lĩnh vực Crypto đã có bề dày kiến thức hiểu các Web3 concept như tính riêng tư, tính minh bạch làm động lực để chấp nhận. Với nhóm phổ thông sớm họ sẽ chậm chạp hơn và tiếp cận theo những hướng khác nhau.
- Giá trị của Crypto còn hạn chế: Khả năng sử dụng, tốc độ, ứng dụng và chi phí còn thua so với ngân hàng, tính dụng và cách hình thức tài chính truyền thống. Crypto có thể có lợi thế theo thời gian nhưng giải pháp cho những vấn đề trên còn hạn chế.
Điều gì giúp người dùng chọn Crypto thay vì các phương tiện tiền tệ truyền thống?
- Tính riêng tư: Người dùng có thể tự ý thực thi giao dịch mà không lo bị can thiệp.
- Dễ dùng: Người dùng thấy ứng dụng crypto dễ dùng hơn ứng dụng truyền thống.
- Khả năng sử dụng: Người dùng không bị buộc phải sử dụng giải pháp tài chính truyền thống.
- Tốc độ và tiện lợi: Ngay lập tức xử lý thanh toán 24/7.
- Chi phí: Người dùng muốn chi ít tiền hơn cho mỗi giao dịch.
Ở cùng khả năng tiếp cận về việc mọi người không cần nắm được bản chất của các hệ thống thanh toán tự động, đừng kỳ vọng nhóm người dùng phổ thông là họ phải hiểu về các khái niệm như liquidity pool, blockchain hoặc mainnet.
Các rào cản về khái niệm khiến Crypto gây khó khăn cho nhóm người dùng phổ thông có thể hiểu được
Ngành công nghiệp Crypto nên được khen ngợi bởi những tiến bộ nó mang lại. Mặt khác ứng dụng Crypto lại yêu cầu quá mức về các chi tiết kỹ thuật - hoặc tệ hơn là yêu cầu mọi người phải hiểu chúng trong rủi ro mất tiền hoặc thanh toán lượng phí giao dịch khổng lồ - việc này khiến cho những đối tượng có tiếp nhận tiền năng ái ngại.
Những rào cản khái niệm bao gồm:
- Hiểu về tài chính - sử dụng những thuật ngữ phức tạp trong tài chính: Những khái niệm tài chính căn bản như vốn hóa thị trường, tính thanh khoản, tỉ suất lợi nhuận, …
- Các khái niệm về Crypto - những thuật ngữ phức tạp trong Crypto/Blockchain: Blockchain, địa chỉ, staking, smart contract, phí giao dịch, …
- Thị trường gây confuse - quá nhiều những thông tin về dùng Crypto nào và nó hoạt động trên mạng lưới nào: USDP, USDT, TUSD, cUSD, DUSD, HUSD, BTC, WBTC, BCH, BSV, BTC2, BTCZ, LBTC, TBTC, BXC, BTCN, …
Rào cản về vật chất ngăn khả năng tiếp cận với Cryptocurrency
Một trong những tiền năng lớn nhất mà Crypto mang lại nằm ở lời hứa sẽ vượt qua mọi rào cản vật chất để đạt được khả năng tài chính toàn diện. Tuy nhiên, vào thời điểm bài nghiên cứu vào năm 2022, lời hứa nào vẫn chưa thể đạt được.
Thách thức hàng đầu mà nghiên cứu định nghĩa ra có thể giải quyết ít nhiều qua chi phí giao dịch thấp trên các sản phẩn layer 2 trên thị trường, nhưng những nhà phát triển của những giải pháp trên cần có chiến lược hợp lý cho cộng đồng của họ để giải thiểu độ nhiễu trên thị trường và giúp khách hàng hiểu rằng không phải toàn bộ Crypto đều như nhau (mà không phải cố mang ra khái niệm layer 1 hay layer 2 để giải thích).
Những rào cản vật chất bao gồm:
- Chi phí: Chi phí để thực thi giao dịch là vấn đề cản người dùng hành động. Khái niệm gas gây khó hiểu trong khi khái niệm phí giao dịch truyền thống lại hợp lý hơn. Điều này đặc biệt đúng khi làm việc trực tiếp trên layer 1 như Bitcoin, Ethereum.
- Khả năng tiếp cận đến các hệ thống tài chính: Để sở hữu Crypto phải có tài khoản ngân hàng sau đó làm KYC yêu cầu phức tạp hơn cả nhiều hệ thống tài chính truyền thống khác.
- Giới hạn khu vực: Nhiều khu vực được hợp pháp hóa nhưng nhiều khu vực không và tính hợp pháp hóa cũng khác nhau.
Về mở rộng theo bề ngang nhóm người chấp nhận, việc tiếp cận với mobile là điểm chí mạng
- Nhiều Crypto hoặc trải nghiệm DeFi hiện nay chỉ có hoặc chỉ tập trung ưu tiên vào website — đôi khi còn là đặc trưng với kích thước cho màn hình trên máy tính. VD: Khi người dùng lướt nền tảng NFT của Opensea, để thực sự mua được chúng họ phải thao tác trên máy tính.
- Tâm lý ưu tiên trải nghiệm trên máy tính có thể hình thành từ nhóm đối tượng người dùng sớm - những người có kiến thức nền tảng tài chính và bản thân họ cũng dùng máy tính để thuận tiện trong việc kiểm soát tài chính.
- Nếu ngành công nghiệp muốn hình thành lứa đầu của nhóm người dùng phổ thông, ưu tiên vào nền tảng điện thoại nên là yếu tố hàng đầu.
Những hộ gia đình có máy tính
Không phải mọi người đều có khả năng sử dụng máy tính để thực thi các giao dịch tài chính.
Ở U.S người dùng thích các giao dịch trực tuyến hơn là ở chi nhánh và hơn nửa trong số đó ưu tiên làm viêc này trên mobile.
“Guest mode” là cơ hội tốt để demo các use case của ứng dụng và hạ thấp các rào cản kiến thức
Một số ứng dụng bên ngoài thị trường U. S - phổ biến nhất là các ứng dụng ở Ấn Độ - có tính năng “guest mode” cho phép mọi người truy cập vào ứng dụng dưới vai trò “guest” trước khi đăng ký tài khoản. Ví dụ, ứng dụng CoinDCX có hiển thị một màn hình tổng quan ở “home”, giá thị trường Crypto và thông tin về ứng dụng cùng nhiều kênh cộng đồng của CoinDCX (như Telegram). Việc này cho phép người dùng sử dụng các tính năng chính của ứng dụng trước khi đầu tư thời gian và tiền bạc vào việc tạo tài khoản.
Không giống với các công cụ tài chính khác, Crypto vừa là tài sản đầu tư vừa là tiền tệ cho giao dịch.
Liệu bạn có thể mua sanwich với cổ phiếu TSLA? Liệu 1 nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ giao dịch bằng đồng Kyat của Myanmar (Kyat là tiền tệ chính của Myanmar nhưng USD và Baht Thái là những đồng tiền hợp pháp khác tại đây)?
Hiện tại, thế giới Cryptp đang coi tất cả các tiền tệ trong đó vừa là tài sản đầu tư lẫn phương tiện giao dịch. Yếu tố cốt lõi để phân biệt nằm ở tầng “platform” nơi họ có thể làm được những gì với thứ tiền tệ đó (và việc đó đơn giản như thế nào cũng như nó tốn bao nhiêu). Đối chứng với lĩnh vực TradFi nơi mà có hàng ngàn phương tiện được thiết kế đặc trưng cho các use case khác nhau cũng như những công cụ khác nhau.
Mô hình tương tác Interaction Model (IxM) là điểm chí mạng cần có của các công ty Blockchain
Thường thì, những người thiết kế phải hiểu cách kỳ vọng về IxM cho sản phẩm của họ để tạo ra UI IxM tương ứng.
Interaction Model (IxM) được mô tả gồm 2 phần liên quan đến nhau:
- User Observation Sense—IxM mô tả cách người dugf tương tác với thứ gì đó.
- UI Design Sense—IxM mô tả ở high-level cách mà những phần khác nhau tương tác với nhau trong hệ thống.
Nếu không làm rõ yếu tố cốt lõi của IxM bắt nguồn từ nhận thức từ thế giới thực
Chọn coin đúng theo mục đích hoặc là đầu tư hoặc là giao dịch
Ứng dụng Crypto có thể theo 2 nhánh khách nhau của interaction models (IxM):
- Investing Paradigm (mô hình đầu tư), coi Crypto như tài sản đầu tư
- Transacting Paradigm (mô hình giao dịch), coi Crypto như phương tiện trao đổi giá trị
Câu hỏi “mua loại coin nào” là câu hỏi khó để trả lời bởi những tham số logic phản dựa vào hành vi của người dùng để đầu tư hoặc giao dịch.
UI hoặc là tập trung vào chủ đề đầu tư hoặc là tập trung vào chủ đề giao dịch giúp dễ hiểu hơn
Các design pattern cho mô hình đầu tư tập trung vào sự biến động giá trị của tài sản.
- Thông tin quan trọng: Giá thị trường, giá lịch sử của tài sản trong quá khứ.
- Hành động ưu tiên: Mua bán. Hợp lý nhất với những coin giá trị biến động.
Các design pattern cho mô hình giao dịch tập trung vào thông tin và những khả năng có thể làm để giao dịch.
- Thông tin quan trọng: số dư hiện tại, lịch sử giao dịch và danh bạ.
- Hành động ưu tiên: Chuyển tiền. Hợp lý nhất với stablecoin.
Cả 2 mô hình đều có những Best Practice và có thể hiểu bởi người dùng, nhưng khi kết hợp chúng với nhau trong cùng một ứng dụng thì chúng lại trở lên rất lộn xộn. Nếu một ứng dụng muốn có cả hai thì tối thiểu chúng phải nằm ở 2 tab khác nhau.
Ứng dụng tập trung vào giao dịch giúp token trông giống tiền tệ hơn
- Với TradFi: Nếu một người ở mỹ muốn giao dịch họ xài USD, còn nếu họ ở Mexico thì họ xài pesos.
- Với Cryptocurrency - có hàng ngàn lựa chọn cho việc giao dịch - phần đa có phần không chắc chắn với những giao dịch có ý nghĩa.
- Những ứng dụng tập trung vào giao dịch cần giảm sự khác biệt giữa những coin khác nhau.
- Sử dụng hướng tiếp cận “Crypto nhúng” khiến nó trông như truyền thống fiat trong khi sử dụng stablecoins hoặc hệ thống backend để xử lý.
- Mang lại cho khách hàng khách hàng trải nghiệm đơn giản hơn và tránh vấn đề phát sinh gây tổn thấy tài chính.
- Khách hàng cần hiểu khái niệm stablecoin để thoải mái hơn khi giao dịch.
Tuy nhiên, những ứng dụng hiện nay không làm rõ điểm khác biệt giữa stablecoin và floating coin vì vậy với những Crypto tiền năng cho tập user tập trung vào vấn đề giao dịch bị gặp khó khăn để có một ứng dụng hợp nhất với với nó trong hàng vạn options.
Ứng dụng tập trung vào đầu tư làm coin giống với tài sản hơn
Đầu tư: Trong thế giới đầu tư truyền thống, trải nghiệm phải lựa chọn từ một tập các ký tự biểu tượng của các mã chứng khoán không hệ dễ dàng (APPL, TSLA, FSMAX…) và Crypto cũng không đơn giản hơn.
Tại TradFi, những thứ phức tạp này được che đậy bởi các dịch vụ, chúng xử lý những thứ phức tạp bên dưới mang lại sự thuận tiện cho những nhà đầu tư nhỏ lẻ hoặc những nhà đầu tư nổi tiếng khi chỉ rõ loại toàn sản chứng khoán đó theo công ty nào.
Với lầu đầu đầu tư vào Crypto việc này không hề dễ dàng gì, hiểu để đầu tư đã là một thách thức — và không thể kiểm soát khi mà chi phí của sai lầm lớn hơn nhiều.